CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 
 phan 7



Người con trai có vẻ không bằng lòng, nói :

- Sao bác lại đem cháu ra đặt ngang hàng với con trâu?

- Tại sao không thể đặt cậu ngang hàng với trâu? Trời đất sinh ra vạn vật vốn là bình đẳng, con người và các loài vật vốn là một!

Mặt cô gái hơi đỏ lên, gắt :

- Mao! Chúng ta đi thôi!

Cô gái này mắt nhỏ mày thưa, đầu to, mặt cũng rất to, da mặt rất trắng, răng cũng rất trắng. Không kiềm chế được, tôi đưa mắt quan sát cô ta thật kỹ. Người con trai chạy ra phía sau Song Tích, quan sát thật kỹ giữa hai đùi nó, kêu lên :

- Trời ơi! Các người tàn nhẫn quá! Tiểu Quách, Tiểu Quách! Lại đây mà xem sự tàn nhẫn rủa họ nè!

Anh ta cuống quít đưa tay vẫy bạn gái nhưng hình như cô ta rất giận dữ hất mạnh bím tóc rồi đi thẳng về phía trước. Anh ta vội vã đuổi theo. Chiếc cổ của tôi cũng ngoẹo theo hướng đi của hai người và trông thấy anh ta đã quàng tay lên vai cô gái. Kỳ lạ thay, cô gái vẫn để yên cánh tay của anh ta trên đôi vai của mình.

- Thôi, quay đầu lại đi, nhìn theo cũng chỉ nhìn bên ngoài chứ được cái gì - ông Đỗ nhắc nhở tôi.

Tôi quay đầu lại, trong lòng có một chút ngượng ngập. Ông Đỗ nói tiếp :

- Vừa nói lúc nãy là cả đời này mày không cần lấy vợ, nhưng chỉ nhìn thấy một đứa con gái tơ là mắt đã dính chặt vào người ta, tao thấy mắt mày như muốn lột quần áo con bé ra vậy!

- Đâu có tôi trông theo người con trai đấy chứ! - Tôi thanh minh.

- Đừng chối, lão đây cũng đã từng có một thời thanh niên rồi mới trở nên già cỗi thế này - ông Đỗ nói - Đứa con gái này trông chẳng khác gì một thiếc bánh bao mới ra khỏi lò hấp, sáng trưng, trắng nõn. Đúng là của ngon, đúng là của ngon!

Khi chiếc loa phóng thanh của công xã đang phát bài "Quốc tế ca" cũng là lúc chúng tôi dừng chân trước cổng trạm thú y. Bảy giờ đúng, loa truyền thanh công xã bắt đầu phát chương trình ban đêm, đầu tiên là phát bài "Đông phương hồng", sau "Đông phương hồng" sẽ là dự báo những nội dung chính của chương trình phát thanh, kế tiếp sẽ là chương trình thời sự trong nước và quốc tế, tiếp theo là thời sự địa phương, sau thời sự địa phương thương là một vở kịch ngắn, tiếp theo là dự báo thời tiết, tiết mục cuối cùng là bài "Quốc tế ca". Sau bài "Quốc tế ca" sẽ là câu nói muôn đời : Các đồng chí bần hạ trung nông thân mến, chương trình phát thanh hôm nay đến đây là chấm dứt. Xin hẹn gặp lại trong chương trình phát thanh cũng vào giờ này tối ngày mai! Tạm biệt. Nghe hết câu nói này thì biết chính xác là chín giờ ba mươi, không sai một phút. Chúng tôi vừa đứng yên trước cổng trạm thú y thì cô phát thanh viên cũng vừa nói "Tạm biệt" với chúng tôi. Ông Đỗ nói :

- Thế mà đã chín rưỡi rồi!

Tôi ngáp dài nói :

- Ở nhà, chỉ cần phát xong "Quốc tế ca", là tôi đã ngủ khì rồi!

- Có lẽ đêm nay không thể ngủ được đâu, chúng ta phải tìm lão Đổng gấp để tiêm cho Song Tích, tiêm xong thì mới yên tâm được - ông Đỗ nói.

Cánh cổng sắt của trạm thú y đóng im ỉm. Ghé mắt nhìn qua kẽ hở giữa hai cánh cổng có thể trông thấy bên trong. Trong sân có một chiếc giá gỗ cao ngất, hình như là có một cái giếng. Bên cạnh giếng là một vạt đất rộng, trên đó những loài cây tạp đang chen chúc um tùm. Một con chó đang hướng ra cổng sủa oang oang. Căn nhà thấp tè tối đen, chẳng trông thấy gì.

- Ông ơi, chúng ta tìm lão đồng chí Đổng ở đâu hả ông? - Tôi hỏi.

- Lão đồng chí Đổng nhất định là ở trong nhà.

- Chẳng có đèn có đóm gì hết!

- Không còn đèn có nghĩa là đã ngủ rồi!

- Người ta đã ngủ thì chúng ta phải làm sao?

- Bệnh của Song Tích có thể xem là loại bệnh cần cấp cứu, chúng ta gọi cổng thôi!

- Lỡ chọc giận người ta thì làm thế nào?

- Nghĩ ngợi nhiều làm gì ệt xác, vả lại đồng chí Đổng cũng đã ăn dái của Song Tích nên xét về lý là phải tiêm thuốc cho nó.

Chúng tôi gõ vào cánh cổng sắt. Ban đầu chúng tôi không dám gõ mạnh nhưng quả thực, tuy tiếng gõ chúng tôi rất nhẹ nhưng âm thanh phát ra lại lớn vô cùng chẳng khác nào những phát súng nổ trong đêm yên tĩnh. Sau mấy tiếng gõ cổng, con chó đã xông ra đến nơi, đứng bên trong cánh cổng sắt và chồm lên, hai chân chụp vào cánh cổng, vừa chụp vừa sủa oang oang. Tiếng cánh cổng, tiếng thó sủa ầm ầm nhưng trong nhà hầu như vẫn không có động tĩnh gì. Tiếng chó đã kích thích lá gan của chúng tôi cho nên tiếng gõ cổng của chúng tôi cũng đã mạnh hơn, tiếng kêu cũng to hơn, nhưng vẫn không thấy có ai trả lời. Ông Đỗ nói :

- Thôi đi cho rồi, nếu trong nhà mà có một người điếc cũng phải tỉnh ngủ thôi!

- Như vậy là lão Đổng không ngủ ở đây. - Tôi nhận định.

- Những người ăn gạo nhà nước như họ khác với nông dân chúng ta. Mỗi ngày họ làm việc chỉ có tám tiếng, tan việc rồi là thời gian của riêng họ. - ông Đỗ ra vẻ hiểu biết.

- Chuyện này quá sức không công bằng. Chúng ta khổ cực gieo trồng lương thực, nuôi lợn nuôi dê để có cái đút vào trong miệng họ, tại sao họ lại đối đãi với nông dân chúng ta thế này? Thế không phải khẩu hiệu của họ đã từng nêu ra là "Vì nhân dân phục vụ" hay sao?

- Mày mà là nhân dân à, tao mà là nhân dân à? Chúng ta chỉ là loại dân cỏ rác. Mà dân cỏ rác thì... chưa được xem là người. Chưa được xem là người thì xứng đáng được gọi là nhân dân sao? - ông Đỗ thở dài đánh sượt, nói tiếp - Chúng ta thì không kể, nhưng chỉ khổ cho Song Tích. Song Tích ơi là Song Tích! Năm ngoái thì mày hưởng phúc được rong chơi và nhảy lên lưng trâu cái tùy thích, năm nay mày phải trả nợ thôi. Cũng giống như Lỗ Tây lớn, Lỗ Tây nhỏ, năm ngoái chỉ gây ra tội nhẹ nên năm nay chỉ trả nợ một cách nhẹ nhàng. Ông trời rất công bằng, không ai chỉ có thể giành phúc mà tránh được họa đâu!

Trong bóng đêm, chúng tôi cùng đưa mắt nhìn Song Tích, không thấy được những biểu hiện trên mặt nó, chỉ nghe được tiếng thở rất nặng nhọc và đứt quãng của nó.

Ông Đỗ bật lửa, đi vòng quanh Song Tích một vòng, dừng lại khá lâu sau mông nó và quan sát thật kỹ vết thương. Chiếc bật lửa làm nóng tay, ông ta kêu xuýt xoa rồi tắt. Trước mắt tôi, bóng đêm ập xuống, đặc quánh như sơn, hình như những vì sao trên trời cao kia đang trở nên rực rỡ hơn. Ông Đỗ nói :

- Tao thấy chỗ sưng của nó đã giảm đi rất nhiều, nếu nó muốn nằm cứ để cho nó nằm xuống thôi.

- Quá đúng, ông à, chuyện tốt hay xấu, sống hay chết không phải là ở chỗ nằm xuống hay đứng lên - Tôi tán thành - Lỗ Tây lớn và Lỗ Tây nhỏ không phải cũng đã nằm một đêm như Song Tích nhưng bây giờ thì đã khỏe mạnh rồi đấy thôi!

- Mày nói cũng có lý ít nhiều đấy, cứ để nó nằm xuống, ông cháu ta cũng chợp mắt một tí thôi!

Câu nói của ông Đỗ thưa dứt, con Song Tích đã như một bức tường đổ ụp xuống, nằm bẹp dưới đất không hề nhúc nhích.

Chương 09

Trời vẫn chưa sáng, tôi thức giấc vì bị ông Đỗ phát một cú thật mạnh vào mông. Vẫn còn ngái ngủ, tôi cáu :

- Ông Đỗ! Trời đã sáng đâu?

- La Hán! Không xong rồi... Trâu của chúng ta... chết rồi!

Nghe ông Đỗ nói trâu chết, cơn buồn ngủ của tôi ngay lập tức biến mất. Tôi cảm thấy vừa sợ hãi vừa vui mừng. Chỉ cần một cú nhảy, tôi đã rời khỏi cánh cổng và đứng bên cạnh Song Tích. Sương mù dày đặc, tuy trời đã bắt đầu sáng nhưng không trông thấy gì cả, trước mắt tôi là một màn đen kịt chẳng khác nào lúc canh ba nửa đêm. Tôi vươn tay sờ sẫm lên thân thể Song Tích, cảm thấy da nó rất lạnh. Tôi đẩy thật mạnh thân hình nó, nó không hề có phản ứng. Tôi không tin là Song Tích đã chết, tôi nghi ngờ hỏi ông Đỗ :

- Vì đâu mà ông nói là Song Tích đã chết?

- Chết rồi, chết thật rồi!

- Ông đưa bật lửa cho cháu mượn tí, cháu xem nó đã chết thật chưa?

Ông Đỗ đưa chiếc bật lửa cho tôi, lẩm bẩm như người nằm mơ :

- Chết rồi, chết thật rồi!

Tôi không thèm để ý lời ông ta nữa, đánh lửa rồi giơ cao chiếc bật lửa lên. Trước mắt tôi, Song Tích đang nằm nghiêng thanh thản, bốn chân duỗi dài thẳng đuột chẳng khác bốn nòng pháo. Một con mắt nó vẫn đăm đắm nhìn tôi, lòng trắng và lòng đen vẫn phân biệt rất rõ ràng khiến tôi giật mình. Chiếc bật lửa tắt ngấm, tất cả lại chìm trong bóng đêm đen kịt.

- Làm sao bây giờ, ông nói đi, chúng ta làm sao bây giờ? - Tôi hỏi.

- Tao cũng thẳng biết phải làm sao bây giờ, cứ đợi đã - ông Đỗ nói.

- Đợi cái gì?

- Đợi trời sáng!

- Trời sáng rồi làm sao?

- Cần phải làm gì thì làm nấy. Dù sao thì nó cũng đã chết rồi, cùng lắm thì chúng ta thế mạng cho nó - ông Đỗ ngạo nghễ nói.

- Ông Đỗ, cháu còn nhỏ, cháu không muốn chết đâu...

- Yên tâm đi, có thế mạng thì chỉ có tao, không đến lượt mày đâu!

- Ông Đỗ, ông thật tốt...

- Mày ngậm miệng lại đi, đừng làm phiền tao nữa!

Chúng tôi ngồi im lặng trước cổng trạm thú y, dựa lưng vào cánh cổng sắt lạnh lẽo. Những làn sương đặc quánh như những đụn bông trắng bay bay trước mặt tôi. Trời vừa ẩm vừa rét, tôi cuộn chặt người lại, răng đánh vào nhau nghe lộp cộp. Tôi đang cố dằn lòng để khỏi bước đến bên cạnh con trâu đã chết nhưng đôi mắt tôi thì không thể không liếc về phía ấy. Thực ra thì tất cả đều đặc quánh trong sương mù, thân thể con Song Tích chỉ là một chiếc bóng mờ mờ cũng như chính thân thể của chúng tôi cũng chỉ là những chiếc bóng đen đen mờ mờ trong sương. Nhưng mũi của tôi thì có thể ngửi thấy mùi vị bốc lên từ thân thể con trâu. Mùi này không đến nỗi khó ngửi lắm, nó chỉ là một thứ mùi nồng nồng lạnh lạnh, cũng giống như thứ mùi tôi đã từng ngửi thấy năm ngoái khi đi ngang qua nhà ăn công cộng trên công xã.

Sương mù chưa tan, trời vẫn chưa sáng nhưng tiếng loa phóng thanh trên trạm truyền thanh của công xã đã bắt đầu oang oang. Lại là "Đông phương hồng". Chúng tôi biết đã là sáu giờ sáng. Bài "Đông phương hồng" đã nhanh chóng kết thúc nhưng phía đông vẫn chưa kịp hồng, mặt trời vẫn chưa kịp lên. Nhưng rồi sau đó, phía đông trở nên sáng hơn, sương mù cũng bắt đầu tan dần, tôi đứng dậy làm một vài động tác vươn vai vặn lưng đá chân cho đỡ mỏi. Ông Đỗ vẫn ngồi im lặng, lưng dựa vào cổng sắt, toàn thân đang run, không phải run nhẹ mà run lên bần bật, run đến nỗi mà cánh cổng bằng sắt cũng run theo. Tôi lo lắng hỏi :

- Ông ơi, ông ốm rồi à?

- Không ốm đau gì cả đâu, nhưng tao thấy nửa người trên rét quá, rét từ trong những khớp xương rét ra.

Tôi chợt nghĩ đến những lời bà tôi thường nói rằng, ai mà cảm thấy những khớp xương của mình lạnh cóng là người ấy chỉ còn cách cổng vào âm tào địa phủ một vài bước chân nữa mà thôi. Tôi vừa định đem những lời bà tôi nói thuật lại cho ông Đỗ nghe thì đã thấy ông ta run rẩy đứng dậy.

Tôi lò dò đi theo sau lưng ông Đỗ quanh Song Tích một vòng. Lúc này chúng tôi đã có thể trông thấy nó một cách rõ ràng. Nó chết một cách yên lặng, ngay cả tôi và ông Đỗ ngồi bên cạnh mà cũng thẳng hề nghe nó quẫy đạp hay kêu rống gì. Có thể nói, nó từ bỏ thế gian một cách yên bình. Trong đời một con trâu, hoặc là đứng, hoặc là nằm úp bụng xuống đất, kiểu nằm nghiêng một bên rất thư thái này chỉ có thể là cái nằm của sự chết. Nó đang nằm thanh thản trên đất, thân hình có vẻ to hơn bình thường một tí. Rõ ràng nó là một con trâu đã trưởng thành, dường như mấy ngày không ăn uống gì không làm cho nó gầy đi là mấy.

- La Hán, tao ở lại đây trông chừng, mày chạy nhanh về đội báo cáo tình hình với chú Mặt Rỗ của mày đi!

- Tôi không muốn đi?

- Mày còn trẻ, chân mày nhanh, mày không đi, lẽ nào mày bắt ông già này đi à?

- Ông nói đúng, tôi đi đây!

Tôi đeo chiếc túi rách lên lưng, chạy theo con đường dẫn về thôn. Vừa chạy đến xưởng gia công thì tôi đã gặp chú Mặt Rỗ. Chú đang cưỡi một chiếc xe đạp, lưng thẳng đuột, cả người cứng đơ như một súc gỗ, động tác điều khiển xe vô cùng lúng túng. Từ xa tôi đã nhận ra chú, vừa nhận ra là tôi đã gào toáng lên. Nghe tiếng kêu gào của tôi, chú Mặt Rỗ chuẩn bị những thao tác dừng và xuống xe nhưng chiếc xe vẫn phóng vù qua người tôi đến mười mấy mét mới chịu dừng lại. Cách dừng và xuống xe của chú trông chẳng đẹp tí nào. Chiếc xe và cả người điều khiển xe đều ngã sóng soài trên đường, một đỗi thật lâu người điều khiển xe mới lóp ngóp đứng dậy. Tôi chạy đến, cố gắng kêu lên thật đau xót :

- Chú Mặt Rỗ ! Trâu của chúng ta... chết rồi...

Chú Mặt Rỗ đang kẹp bánh trước của chiếc xe vào giữa hai đùi để điều chỉnh tay lái bị vẹo sang một bên sau cú ngã. Tôi nhận ra đó là chiếc xe của tay thanh niên rất nổi tiếng trong thôn Quách Hiếu Thắng, bởi xe của anh ta được quấn rất nhiều những giấy nhựa xanh xanh đỏ đỏ. Quách Hiếu Thắng nâng niu chiếc xe này còn hơn cả con mắt của mình, mượn được xe của anh ta thì mặt của chú Mặt Rỗ phải to hơn cả ông trời. Nếu Quách Hiếu Thắng trông thấy cảnh chú Mặt Rỗ làm ngã chiếc xe của anh ta thế này, anh ta không nhảy dựng lên mới là lạ. Tôi mở miệng :

- Chú...

- La Hán, mày dám đem chuyện tao cưỡi xe bị ngã nói lại với Quách Hiếu Thắng, tao vả toét miệng mày! - Chú Mặt Rỗ trừng mắt nhìn tôi nói.

- Chú, trâu của chúng ta chết rồi!

- Mày nói cái gì? - Rõ ràng câu hỏi của chú biểu lộ một sự vui mừng.

- Trâu chết rồi, Song Tích chết rồi...

Mặt chú Mặt Rỗ giãn ra, tươi tỉnh. Chú xoa tay hỏi lại :

- Chết thật rồi? Tao cũng đoán là nó sẽ chết, tao đến đây là vì chuyện ấy... Đi xem thử thế nào. Ngồi lên xe, tao chở đi.

Chân trái chống dưới đất, chân phải đặt lên bàn đạp, chú rướn người đạp mạnh. Chiếc xe lượn qua lượn lại trên đường một hồi lâu mới lấy được thăng bằng và bắt đầu tăng tốc chạy như bị ma đuổi. Hình như chú đang vận động toàn bộ thân hình cũng như toàn bộ sức lực để đạp xe, vừa đạp vừa hét :

- La Hán! Chạy theo lấy đà, vịn vào giá đèo hàng nhảy lên.

Tôi làm theo đúng như lời thú, nắm chặt giá đèo hàng, tung người lên. Thân hình chú Mặt Rỗ lạng qua một bên, chiếc xe lảo đảo. Chú kêu lên :

- Không xong rồi, không xong rồi!

Chỉ kêu được chừng ấy, cả chú lẫn tôi và chiếc xe đã nằm gọn dưới mương nước. Trán chú đập vào một hòn đá bên bờ mương rách toạc một đường, máu rươm rướm chảy ra. Bụng tôi thúc mạnh vào giá đèo hàng, đau muốn tắt thở. Chú bò dậy, chẳng để ý gì vết thương trên trán, cũng chẳng quan tâm đến tôi đang ôm bụng nhăn nhó, vội vàng lôi chiếc xe của Quách Hiếu Thắng lên khỏi mương, đặt nằm trên đường quan sát thật kỹ. Toàn bộ chiếc xe bị nhúng trong bùn lem luốc hôi thối. Không đắn đo gì cả, chú cởi phắt thiếc quần dài trên người, chầm chậm lau bùn. Cuối cùng chú dựng chiếc xe lên, dùng tay quay bàn đạp. Bàn đạp bên phải bị vẹo, không quay được. Gương mặt thiểu não, chú nói :

- Hỏng rồi, chỉ loáng một cái mà đã hỏng nặng rồi...

- Chú Mặt Rỗ! Trâu của đội chúng ta chết rồi... - Tôi hét lên.

- Chết thì làm thịt ăn! - Chú Mặt Rỗ nổi điên - Mày léo nhéo cái gì? Tất cả trâu trong đội chết hết thì chúng ta sống những ngày còn lại càng tốt hơn!

Tôi biết là những lời nói của mình buông ra lúc này là không đúng lúc, nhưng thái độ lãnh đạm đến tàn nhẫn của chú Mặt Rỗ đối với số phận những con trâu không thể không làm tôi điên tiết. Nếu biết sớm thái độ của những người đang quản lý đội sản xuất như thế này, không việc gì mà chúng tôi phải dắt trâu đi suốt mấy ngày đêm; cũng không việc gì mà phải chịu khổ khi dắt Song Tích đến công xã; cũng không việc gì cảm thấy ân hận và thương xót khi Song Tích chết. Nhưng quả thật cái chết của Song Tích đã làm tôi thực sự đau xót, riêng về chuyện này đã nói lên được hai điều. Thứ nhất, dù sao tôi cũng vẫn là một thiếu niên lương thiện; thứ hai, tôi vẫn còn có cảm tình với những con vật vốn quan hệ rất mật thiết với con người.

Ngồi bệt xuống đất, chú Mặt Rỗ bảo tôi giữ chặt chiếc xe đạp rồi hai tay chú nắm chặt lấy chiếc bàn đạp bị cong vẹo, hai chân đạp chặt vào khung xe, đẩy mạnh. Đẩy một hồi, chú bỏ một tay ra, tay còn lại nắm bàn đạp quay thử. Bánh sau chiếc xe từ từ chuyển động rồi chạy thật nhanh. Vô cùng phấn khởi chú nói :

- Cơ bản là được rồi, gắng thêm tí nữa!

Tôi tiếp tục giữ chiếc xe để chú tiếp tục uốn uốn nắn nắn mọi thứ. Một lát sau, có lẽ khá mệt, chú vừa thở vừa chửi :

- Mẹ kiếp, đúng là xui xẻo. Sáng sớm vừa rời khỏi cổng gặp ngay một con thỏ hoang tao đã biết là ngày hôm nay chẳng gặp được điều tốt đẹp gì.

- Chú là cán bộ mà vẫn mê tín à? - Tôi hỏi.

- Tao mà là cán bộ cái con mẹ gì! - Chú trừng mắt nhìn tôi đẩy chiếc xe đạp đi về trước, nhổ một bãi nước bọt, nói - Mày dám đem chuyện này nói với Quách Hiếu Thắng, tao lột da mày, nghe chưa?

- Cháu nhất định không nói - Tôi khẳng định rồi hỏi - Chú làm thế nào với trâu bây giờ?

- Làm thế nào à? - Chú Mặt Rỗ cười - Quá dễ! Bỏ lên xe kéo về, lột da, xẻ thịt!

Khi đi đến gần trạm thú y, chú lại quay sang dặn dò tôi :

- Mày hãy ngậm miệng lại cho tao nhờ nhé, cho dù là ai hỏi mày bất kỳ điều gì, mày cũng không được mở miệng đấy!

- Hay là cháu giả câm, được không?

- Quá tốt! Thế thì mày cứ giả câm vậy!
Chương 10

Vừa đến cổng trạm thú y, chú Mặt Rỗ vội vàng dựng chiếc xe đạp vào tường rào, có vẻ rất tức giận vì tôi thấy mặt chú đỏ rần lên. Chú đi quanh con Song Tích một vòng, giọng đanh lại :

- Hay quá nhỉ, ông Đỗ! Bảo ông dắt trâu đến đây để trị bệnh, cuối cùng ông đã làm tốt gớm nhỉ, dắt đến đây để cho nó chết!

- Đội trưởng! - Giọng ông Đỗ như muốn khóc - Kể từ khi con trâu này bị thiến, tôi và La Hán đã mất không biết bao nhiêu là đày ải, bây giờ nó chết đi, chúng tôi cũng chẳng có cách nào hơn!

- Bốn ngày bốn đêm chúng tôi không hề chợp mắt! - Tôi chêm vào.

- Mày câm mồm lại cho tao! - Chú Mặt Rỗ quát lớn - Mày mà còn dám léo nhéo nữa, tao ấy bạt tai bây giờ! - Rồi chú quay sang hỏi ông Đỗ - Người ở trạm thú y có khám cho nó không?

- Cho đến bây giờ vẫn chưa hề thấy bóng dáng bất cứ người nào của trạm thú y - ông Đỗ nói.

- Các người có phải người chết đâu, các người phải có miệng, phải gọi họ chứ!

- Chúng tôi đấm vào cổng sắt đến nỗi nó suýt đổ nhào, chúng tôi gào đến khản cả cố họng nhưng nào có ai nghe! Không tin ông cứ hỏi La Hán.

Tôi cắn chặt răng, mím chặt môi vì sợ tiếng nói của mình sẽ bật ra bất kỳ lúc nào.

Chú Mặt Rỗ quấn một điếu thuốc, thè lưỡi liếm ướt giấy quấn thuốc rồi cắn đứt đuôi nhọn của điếu thuốc, vừa nhay nhay chút giấy vừa chửi :

- Đồ chó má!

- Đội trưởng! Ông muốn giết muốn xẻo tôi thì tùy, nhưng không được chửi tôi - ông Đỗ tức tối nói - Chỉ cần nhắm mắt rồi mở mắt là tôi đủ bảy mươi rồi đấy!

- Tôi chửi ông à? - Chú Mặt Rỗ nói - Đúng rồi, tôi đang chửi trâu!

- Ông chửi trâu thì được, đừng bao giờ chửi tôi!

Chú Mặt Rỗ đưa mắt nhìn ông Đỗ, nhìn điếu thuốc đã quấn xong trong tay mình rồi vung tay, quăng điếu thuốc về phía ông Đỗ. Ông Đỗ vội vàng chụp lấy rồi móc bật lửa châm hút. Ông ta từ từ ngồi xuống, yên lặng hút thuốc, thân thể thu nhỏ lại như một con nhím bị người ta làm cho sợ hãi.

Lúc này, chương trình phát thanh đã tắt, sương cũng đã tan, mặt trời cũng đã lên cao. Mặt trời vừa ló ra, mọi vật đã sáng sủa, rõ ràng hơn, những tòa nhà của ủy ban công xã nguy nga đồ sộ bày ra trước mắt tôi. Đối diện với trạm thú y, cách một con đường lát đá là khuôn viên của ủy ban cách mạng công xã. Trên hai chiếc trụ cổng to đùng có hai hàng chữ chạy dọc màu đỏ, một bên ghi là Ủy ban nhân dân cách mạng công xã một bên ghi là Đảng ủy công xã. Bên trong cổng là một bức tường hình chữ nhật, trên tường có vẽ một mặt trời màu đỏ, một con sóng xanh và còn có cả một chiếc thuyền màu trắng, mũi thuyền vươn lên rất cao. Bên cạnh mặt trời đỏ có một hàng chữ đại tự màu đỏ xiêu xiêu vẹo vẹo "Vượt thuyền giữa biển cần người cầm lái". Bên trái trụ sở Ủy ban công xã là cửa hàng hợp tác xã cung tiêu, bên phải là cửa hàng ăn uống. Bên phải cửa hàng ăn uống là trạm quản lý lương thực; bên trái hợp tác xã cung tiêu là bưu điện. Sau lưng chúng tôi là trạm thú y, bên phải trạm thú ý là lò giết mổ, bên trái là doanh trại lực lượng vũ trang công xã. Toàn bộ những cơ quan dân chính đảng, hợp tác xã công thương nghiệp... đều tập trung quanh chúng tôi, có thể nói con Song Tích của chúng tôi đã nằm ngay trung tâm công xã. Tôi cảm thấy những cánh cổng của các cơ quan này có một vẻ gì đó vô cùng hung dữ, lại có vẻ tham ăn tục uống, sẵn sàng há miệng ra nuốt lấy chúng tôi. Cảm giác này vô cùng mãnh liệt và có sức thúc giục, nhưng chú Mặt Rỗ đã bắt tôi làm người câm, tôi đành phải nhét những cảm giác đáng sợ ấy xuống tận đáy lòng.

Người đi lại trên con đường lát đá bắt đầu đông dần lên, ống khói trong các nhà ăn tập thể của các cơ quan đã bắt đầu nhả những luồng khói trắng, đủ loại các mùi thơm lan tỏa trong không gian. Trong rất nhiều mùi thơm ấy, mùi mà tôi có cảm tình nhất là mùi bánh quẩy. Trước mắt tôi là hình ảnh những chiếc bánh quẩy vàng ruộm đang lăn qua lăn lại và bốc mùi thơm lừng trong các chảo dầu. A! Tôi bỗng nhớ ra rồi, không phải là con rể cả của ông Đỗ đang là quản lý nhà ăn ở công xã đó sao? Nếu ông Đỗ đi vào trong đó tìm anh ta, chắc chắn ông Đỗ sẽ được ăn một bữa sáng ra trò đấy. Nhưng hình như vì chuyện con Song Tích chết nên ông Đỗ đã quên khuấy mất chuyện trọng đại này. Ông ta vẫn còn thằng rể thứ tư đang là nhân viên trong lò giết mổ chuyên làm công việc mổ lợn, nếu ông ta tiến vào đó cũng có thể được một bữa căng bụng, nhưng ông ta cũng quên khuấy thằng rể này. Điều quan trọng hơn là, nếu ông ta vào một trong hai thằng rể, chắc chắn họ cũng sẽ mời tôi và chú Mặt Rỗ cùng vào và cùng với bố vợ họ ăn một bữa sáng tròn bụng. Tôi nhìn ông Đỗ dò xét và có ý dùng mắt ra hiệu cho ông ta hãy nhìn về phía nhà ăn. Nhưng đôi mắt ông Đỗ đang nhắm nghiền, hình như ông ta không thấy không nhớ gì cả. Lời nói luôn luôn túc trực ở bên trong miệng tôi, chúng có thể phá vỡ bức tường răng rất cứng, xé toạc bức tường môi mềm oặt để tuôn ra ngoài bất cứ lúc nào. Lúc này, chú Mặt Rỗ đã thay tôi nói hộ điều đó :

- Ông Đỗ! Ông không vào thăm hai thằng rể quý của ông à?

- Thăm nom cái gì? Bọn chúng đều là người nhà nước, tôi vào đó sẽ làm ảnh hưởng đến công tác của chúng - ông Đỗ nói.

- Hoàng đế cũng còn phải có người thân nội ngoại, huống hồ là người thường chúng ta. Mau vào thăm chúng đi, đang đúng giờ ăn sáng đấy!

- Đói chết cũng không bước chân vào trong đó! - ông Đỗ dứt khoát.

- Ông Đỗ, tôi biết thừa tấm lòng nhỏ mọn của ông đang nghĩ gì - Chú Mặt Rỗ cười, gằn giọng - Không phải là ông đang sợ tôi cùng La Hán theo ông vào trong ấy hưởng chút ân huệ nhờ sự quen biết đấy chứ? Chúng tôi không đi đâu, chúng tôi không có quyền theo ông vào trong ấy đâu!

Ông Đỗ méo xệch mồm, hình như ông ta sắp khóc đến nơi, lâu lắm ông ta mới mở miệng nói :

- Đội trưởng! Ông khinh người quá lắm!

- Tôi chỉ đùa tí cho vui thôi, ông đừng nghĩ là tôi nói thật nhé! - Chú Mặt Rỗ cười gượng gạo, đột nhiên giọng chú trở nên nghiêm túc thật sự - Lão đồng chí Đổng đến rồi!

Lão Đổng đang cưỡi chiếc xe đạp chạy tưng tưng trên con đường lát đá không bằng phẳng lắm. Lão phóng rất nhanh, hình như lão đã trông thấy chúng tôi thì phải. Đến trước con trâu, lão vọt xuống xe, kêu to :

- Lão Quản! Thì ra là ông! - Rồi nhìn tôi và ông Đỗ, nói
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_8 end
Phan_Gioi_Thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .
80s toys - Atari. I still have